Chuột rút khi mang thai là một hiện tượng khiến mẹ bầu vừa khó chịu, vừa lo lắng. Để phòng tránh hoặc xử lý khi xảy ra tình huống, chị em hãy cùng tìm hiểu chuột rút khi mang thai như thế nào, biểu hiện chuột rút khi mang thai ra làm sao để biết cách phòng tránh nhé!
Mẹ bầu mang thai từ tháng thứ 3 thường bị những cơn chuột rút (vọp bẻ). Chuột rút thường xuất hiện ở vùng bắp chân khiến mẹ đau tê người. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút khi mang thai và có cách nào để phòng ngừa tình trạng đau đớn này không?
Chuột rút khi mang thai như thế nào?
Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân vì sao phụ nữ thường bị chuột rút trong quá trình mang thai.
Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, hiện tượng vọp bẻ ở bà bầu có thể là do cơ chân phải làm việc quá sức. Nguyên nhân do nó phải nâng đỡ trọng lượng cơ thể của người mẹ ngày càng tăng lên trong thai kỳ.
Hoặc có thể là do tử cung ngày càng to ra làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim và những dây thần kinh từ tủy sống đến chân.
Hiện tượng chuột rút thường xảy ra từ tháng thứ 3 của thai kì và tình trạng ngày một nặng thêm khi bụng bầu ngày càng to.
Đặc biệt, khi mẹ bước vào tam cá nguyệt cuối thì tình trạng chuột rút xảy ra càng dày đặc, nhất là vào ban đêm khiến mẹ choàng thức giấc.
Bị chuột rút khi mang thai có nguy hiểm không?
Cơn chuột rút khi mang thai đôi lúc được xem là bình thường nhưng cũng có nhiều khi là nguy cấp. Mẹ bầu cần phải chú ý kỹ biểu hiện từng trường hợp để có cách ứng phó.
Dấu hiệu cho thấy chuột rút khi mang thai là bình thường
- Co thắt tử cung sau khi quan hệ tình dục là chuyện rất bình thường vì tinh dịch có chứa prostaglandin và nó làm kích thích tử cung. Đôi khi cơn co khá mạnh và khiến bạn lo lắng. Do đó, bạn cần bình tĩnh để suy xét xem trước đó có từng gần gũi chồng hay không.
- Thay đổi tư thế có thể giúp mẹ bầu dễ chịu hơn nhưng cũng có thể gây ra những khó chịu nhất định. Điều này cho thấy tử cung bạn đang phát triển và dây chằng hỗ trợ đang hoạt động tốt.
- Đầy hơi do tiêu hóa chậm trong thai kỳ có thể gây ra chuột rút và chúng hoàn toàn vô hại.
Dấu hiệu của chuột rút khi mang thai không bao giờ được phép bỏ qua
- Nếu có hơn 6 cơn con trong vòng 1 tiếng thì đó là dấu hiệu sinh non bạn cần phải cảnh giác.
- Chóng mặt, choáng váng hoặc chảy máu đi kèm với chuột rút thường là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Ngoài ra, chảy máu cũng có thể là một triệu chứng của nhau tiền đạo hoặc sẩy thai.
- Nếu máu hồng xuất hiện và có dấu hiệu ào ạt thì đó có thể là tín hiệu sinh non, bởi vì nó cho thấy chiều dài tử cung thay đổi bất thường.
- Bất kỳ co thắt nào xảy ra liên tục khi bạn đang mang đa thai, có tiền sử sinh non, thai ngoài tử cung hoặc cổ tử cung ngắn đều phải cẩn thận với các cơn co thắt.
- Nếu co thắt đi kèm với cơn đau bụng dữ dội và buồn nôn, nôn hoặc sốt rất có thể là triệu chứng của viêm ruột thừa, sỏi thận hoặc tắc túi mật.
- Cơn đau không giảm dần theo thời gian hoặc thay đổi vị trí đau.
Biểu hiện chuột rút khi mang thai
Chuột rút thường xảy ra ở cẳng chân hoặc bắp chân. Bạn có thể cảm thấy đau nhói đột ngột một cách rõ ràng và cảm giác xuất hiện một khối u dưới da.
Chuột rút hiếm khi nghiêm trọng và thường tự biến mất. Tuy nhiên, bạn phải đến bác sĩ nếu chuột rút đi kèm những biểu hiện sau:
- Ửng đỏ và sưng;
- Chuột rút xảy ra do cơ yếu;
- Nếu cơn đau xảy ra thường xuyên và không tự phục hồi được;
- Các cơn đau xảy ra không phải do luyện tập quá sức.
Chuột rút bắp chân vào ban đêm
Một số trường hợp mẹ bầu bị dư thừa phốt pho và thiếu canxi, magie hay kali làm rối loại điện giải nên có thể gây ra các cơn chuột rút của cơ.
Những bà bầu khi tăng cân, trọng lượng thường tăng lên các cơ bắp ở chân nên dẫn đến chứng chuột rút bắp chân khi về đêm. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng hay bị chuột rút vào ban đêm
Chuột rút khi mang bầu 3 tháng cuối
Về cơ bản, chuột rút không ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, chuột rút quá nhiều vào những tháng cuối thai kỳ bạn cần hết sức chú ý.
Lúc này, bụng bầu đã lớn dần, chuột rút cũng sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Những cơn chuột rút đột ngột, cường độ cao có thể khiến bạn bị ngã, dẫn đến sảy thai, động thai.
Bà bầu bị chuột rút ở mông
Chuột rút ở mông là trường hợp cá biệt. Có những bà mẹ bị chuột rút ở vùng mông, đau lan xuống cả đùi, háng. Đó có thể là do thần kinh toạ bị ép dẫn tới co thắt cơ mông.
Mang thai bị chuột rút ở chân
Chuột rút chân có thể bắt đầu gây khó chịu từ tháng thứ ba của thai kỳ và những cơn đau càng tệ hơn khi thai nhi ngày một lớn lên, bụng của thai phụ to ra.
Những cơn đau chuột rút có thể xảy ra cả ngày lẫn đêm. Thường là do co cơ, có thể do trời lạnh hay hoạt động quá mức, sức khỏe giảm sút hoặc bị ngộ độc.
Cũng có thể là do trọng lượng cơ thể ngày càng tăng lên, số ký cân nặng của thai nhi ngày càng nhiều gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân dẫn đến hiện tượng chuột rút bắp chân.
Bạn cần trả lời tất cả các câu hỏi một cách chính xác và rõ ràng để bác sĩ chẩn đoán hiệu quả, từ đó dễ dàng đưa ra phương pháp điều trị thích hợp hơn.
Cách giảm nguy cơ chuột rút khi mang thai cho mẹ bầu
Khi gặp các biểu hiện chuột rút khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng những phương pháp sau để cải thiện tình hình:
Vận động chân tay
Mẹ bầu nên đi dạo hàng ngày, co duỗi các bắp chân thường xuyên vào ban ngày và trước khi đi ngủ nên co duỗi chân vài lần. Khi ngồi xem ti vi nên xoay tròn mắt cá chân.
Mẹ tránh ngồi hoặc đứng ở một tư thế quá lâu hay vắt chéo chân. Đồng thời khi đi ngủ nên kê chân lên một chiếc gối cao.
Bổ sung đủ dinh dưỡng
Ăn uống đủ chất và quan trọng nhất là bổ sung canxi, magie vì đây là 2 chất quan trọng cho thai phụ có thể ngăn ngừa những cơn chuột rút.
Chườm ấm
Dùng túi nước ấm đặt lên bụng hoặc phía dưới bụng cũng là cách phòng ngừa chuột rút.
Nghỉ ngơi, tránh stress
Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc, luôn để tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
Dùng thảo mộc
Những lúc bị chuột rút đau đớn, mẹ bầu nên uống trà thảo mộc để làm tinh thần sảng khoái sẽ giúp giảm bớt cảm giác đau.
Ngâm chân
Dùng nước ấm pha một chút gừng và muối để ngâm chân trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ bầu ngủ ngon và phòng tránh được tình trạng chuột rút.
Làm “chuyện ấy”
Nếu mẹ ở tình trạng thai kỳ khỏe mạnh thì có thể phòng ngừa những cơn chuột rút bằng cách “giao ban”. Chuyện ấy sẽ giúp máu và chất dịch ở vùng xương chậu lưu thông tốt hơn.
Ăn nhiều chuối
Theo các bác sĩ dinh dưỡng, chuối là một loại thực phẩm rất tốt cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Trong thành phần dinh dưỡng, chuối có chứa nhiều kali, vitamin A, C, B6, mangan và nhiều chất xơ hòa tan pectin.
Kali giúp mẹ bầu giảm phù nề trong thai kỳ, tránh nguy cơ bị chuột rút và giảm triệu chứng ốm nghén ở thai kì, phòng ngừa tình trạng táo bón hay xảy ra ở phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, với thành phần dinh dưỡng của chuối còn rất tốt cho sự phát triển của thai nhi, giúp hệ thần kinh trung ương phát triển khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, chuối còn là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho phụ nữ mang thai và cả sau khi sinh, ăn chuối giúp phụ nữ tăng cường nguồn sữa cho con bú…
Cách làm dịu cơn đau do chuột rút
Khi phụ nữ bị chuột rút, mẹ ngay lập tức duỗi chân thẳng ra, bắt đầu từ gót chân và sau đó nhẹ nhàng gập bàn chân vuông góc, các ngón chân cong lên về phía ổng quyển.
Sau đó dùng tay massage các bắp chân và đùi và làm nóng các cơ bắp bằng túi chườm nóng. Sau khi giải phóng bản thân khỏi tình trạng chuột rút, mẹ nên đứng dậy đi lại, một lúc sau sẽ thấy đỡ đau và dễ chịu hẳn.
Nhiều mẹ mới có thai thường bỏ lỡ rất nhiều lời khuyên hữu ích, trong đó có những kiến thức giúp giảm đau do chuột rút khi mang thai.
Trên thực tế, những mẹo nhỏ như kể trên vô cùng hữu ích. Mẹ nên thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm với những bà mẹ khác hoặc tham gia các diễn đàn dành cho mẹ mang thai để cập nhật những mẹo hay cho mình.